07/10/2019
Chủ tịch Hồ Chí Minh Tấm gương tự học và học tập suốt đời!
Thực hiện Kế hoạch số 158/KH-SGD&ĐT ngày 23/9/2019 về
việc tổ chức tuần lễ học tập suốt đời năm 2019, xin được giới thiệu bài viết
của cô giáo Lương Thị Kim Lan – PHT nhà trường về tấm gương tự học và học tập
suốt đời của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh
Tấm
gương tự học và học tập suốt đời!
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người Cha già – vị
lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế
giới,một nhà chính trị quân sự lỗi lạc. Người mà như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
từng nói: “Người đã làm rạng rỡ non sông ta, đất nước ta, dân tộc ta”. Một nửa
thế kỷ Người đi xa dân tộc về với thế giới Người hiền, với các bậc tiền bối Các mác, Lê nin. Nhưng vẫn
còn đây hình bóng, tình yêu thương và đặc biệt là từ tưởng vì dân, vì độc lập
tự do, vì sự tiến kịp để sánh vai với các cường quốc năm châu của Người vẫn
hiện hữu trong trái tim muôn người dân đất Việt. Tư tưởng, đạo đức và phong
cách ngời sáng của Người mãi là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Một trong
những tư tưởng vô giá mà chúng ta không thể không kể đến là tư tưởng về tinh
thần tự học và học tập suốt đời của Người.
Trong triết lý giáo dục
của mình, Bác đã lấy học thường xuyên và
lấy tự học làm cốt. Bác từng nói; “Đường đời là một chiếc thang không có nấc chót, học
tập là một quyển vở không có trang cuối cùng”. Và chính Người là minh chứng
xuất sắc cho triết lý ấy. Người cho rằng: “Nếu
không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội
càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu khó
học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình.”
Để học tập đạt kết quả
tốt, Bác cũng chỉ rõ rằng: mỗi người cần phải xác định mục đích, động cơ học
tập đúng đắn. Người yêu cầu: mỗi cán bộ, đảng viên phải hiểu rõ: “Học để làm gì? Học để sửa chữa tư tưởng...
học để tu tưởng đạo dức cách mạng... Học để tin tưởng... Học để hành.”
Sinh thời, Bác đã trở thành một tấm gương
mẫu mực về tinh thần tự học. Với triết lý giáo dục: tự học và học tập suốt đời
được Người thực hiện mẫu mực, nhuần nhuyễn, mọi lúc, mọi nơi ngay cả khi bôn ba
nước ngoài hay cả khi vào trốn ngục tù bị đọa đày cực khổ.
Với
mong muốn: “làm sao cho dân ta ai cũng
có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, muốn tìm hiểu tường tận bản chất
cái “bình đẳng bác ái” của các nước chính quốc ngay trên đất nước của họ... Với
mong muốn cháy bỏng “tìm đường đi cho dân tộc theo đi”, với 2 bàn tay trắng,
Người đã ra đi tìm đường cứu nước. Suốt mấy chục năm xa gia đình, xa quê hương
đất nước sống xa xứ nơi đất khách quê người, trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và đầy rẫy
những nguy hiểm, song Người vẫn kiên trì
vừa lao động kiếm sống vừa tìm mọi cách và tận dụng mọi lúc, mọi nơi
để tự học, nhất là học tiếng nước ngoài.
Có lần nói chuyện với thanh niên, Bác cho biết: Để học được ngoại ngữ phải kiên
trì mỗi ngày học thuộc 10 từ, hàng ngày, mỗi khi thức dậy Bác viết 10 từ vào
một mảnh giấy rồi dán vào chỗ hay nhìn thấy nhất, đến khi chữ mờ hết thì cũng
đã thuộc, có khi viết lên cánh tay để khi vừa làm vừa nhẩm học. Cả khi đi
đường, Bác cũng nhẩm học bài. Ban đêm, khi chưa ngủ, Bác lấy ngón tay viết mò những
chữ khó xuống chăn cho kỳ nhớ mới thôi và thế là đã học thêm được vài từ mới.
Bác có một nguyên tắc là: học đến đâu
thực hành đến đó, học được chữ nào là tìm cách ghép câu để dùng ngay, cho
nên sau một thời gian ngắn, chỉ bằng tự học, Bác đã biết và sử dụng thông thạo
29 ngoại ngữ , viết được sách và báo bằng tiếng nước ngoài và để lại nhưgx tác
phẩm có giá trị sâu sắc như: Bản án chế độ thực dân Pháp (viết bằng tiếng Pháp),
nhiều bài báo viết bằng tiếng Pháp trên báo Người cùng khổ; Tập thơ Ngục trung nhật ký với 133 bài thơ
viết bằng chữ Hán... và nhiều bài báo bằng tiếng Anh, tiếng Nga...
Viết báo, làm thơ, sáng
tác văn chương, vẽ tranh biếm họa... Tất thảy các sáng tác của Bác đều có giá
trị nghệ thuật, giá trị hiện thực sâu sắc, có tác động sâu sắc đến tư tưởng,
nhận thức và hành động của người tiếp nhận. Nhưng Bác chưa bao giờ nhận mình là
nhà văn, nhà thơ cũng như chưa bao giờ Bác coi những bài viết của mình là nhằm mục
đích phục vụ cho nghệ thuật bởi trước sau, với Bác, “viết là để phục vụ cách
mạng, làm vũ khí chống lại kẻ thù, chống lại quân xâm lược”.Mặc dù vậy, những
bài viết, những sáng tác của Bác đã có đóng góp rất lớn cho nền văn học nghệ
thuật Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì tự học, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin
vào hoàn cảnh cụ thể và đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác. Khi tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản được tổ chức tại thủ đô
Matxcơva (Liên xô) tháng 8/1935, Bác đã khai trong lý lịch của mình là: “Họ và tên: Lin; Trình độ học vấn: Tự học;
Ngoại ngữ: Pháp, Anh, Nga, Đức, Ý, Trung Quốc”. Theo Bác, “ việc học không chỉ có ở nhà trường, có lên lớp mới học tập... mà
trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều phải học tập”. Với Bác: không kể người sang hay hèn, giàu hay
nghèo, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, dân tộc... ai cũng
phải học.
Nói
về thái độ học tập, Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý mỗi người phải học tập với thái độ nghiêm túc, hết sức khiêm tốn, thật
thà, biết đến đâu nói đến đó, không được tự cho mình là đã biết đủ rồi, đã biết
hết rồi. Bác nghiêm khắc phê phán tệ giấu dốt, lười biếng học tập, tự cao,
tự đại, cho mình là giỏi nhất thiên hạ. Bác yêu cầu: “Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, kiêu ngạo, tự
phụ, tự mãn là kẻ thù số 1 của học tập”. Trong khi học phải “nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ. Đọc
tài liệu phải đào sâu hiểu kỹ, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và
thảo luận cho vỡ lẽ..., tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách
xuôi chiều. Phải suy nghĩ chín chắn”.
Để
tự học đạt kết quả tốt, theo Bác phải có tinh thần vượt gian khổ để học tập. Và
chính cuộc đời hoạt động cách mạng của Người đã chứng minh điều đó.
Thời gian sống ở Pa ri
(Pháp), Bác chỉ thuê một phòng trọ nhỏ trong một khách sạn rẻ tiền, mỗi sáng
nấu cơm trong một cái nồi nhỏ đặt trên ngọn đèn dầu, cơm ăn với một con cá mắm
hoặc một ít thịt, ăn một nửa còn một nửa để dành đến chiều. Có khi là một miếng
bánh mỳ với một miếng pho mai là đủ ăn cả ngày. Mùa đông lạnh, buổi sáng trước
khi đi làm, Bác đề một viên gạch vào lò bếp của khách sạn, chiều về lấy
ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm nằm cho đỡ rét. Thường
thường, Bác chỉ làm việc nửa ngày vào buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều,
đi đến thư viện hoặc dự những buổi nói chuyện. Tối đến, Bác đi dự các cuộc mít
tinh và thường xuyên phát biểu ý kiến, khéo lái những vấn đề thảo luận sang vấn
đề thuộc địa. Bác làm quen với những nhà chính trị, nhà văn để nâng cao trình
độ chính trị, văn học của mình, đồng thời làm phong phú thêm vốn từ ngữ mới và
cũng là điều kiện để vận dụng những từ đã học, trau dồi thêm vốn hiểu biết của
mình về ngoại ngữ.
Trong
chuyến thăm Indonesia năm 1959, phát biểu với sinh viên trường đại học Băng
Đung, Bác nói: “Khi còn trẻ, tôi không
có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của
tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và
chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình,
căm ghét áp bức, ích kỷ...”. Như vậy có thể thấy, Bác tự học ở sách báo,
đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, các nước thuộc địa, ở phong trào cách
mạng thế giới.
Sau
này, trên cương vị cao nhất của Đảng và Nhà nước, dù bận trăm công, nghìn việc,
khi tuổi cao, sức yếu, Bác vẫn không ngừng tự học tập. Đại tướng Hoàng Văn Thái
kể rằng: năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông đều thấy trên chiếc bàn con bên
giường của Bác để đầy sách báo đang xem. Ông lo lắng đến sức khỏe của Bác nên
đề nghị: “Thưa Bác! Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư
thả cho lại sức”. Bác trả lời giọng như tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư? Dù già
yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là vấn đề nắm
vững tình hình chứ!”. Các bạn có biết không, những cuốn sách Bác đọc ở thời
gian cuối đời là các cuốn: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông; Vấn đề
cải tiến chữ quốc ngữ; Sự thật về vấn đề Việt Nam ...
Cuộc
đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để
hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách
mạng không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Người
là nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng với sự tôn
vinh của tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh,
một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại, Người đã để lại một tấm
gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời để chúng ta noi theo. Vì
vậy, mỗi chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thời đại cộng
nghiệp 4.0 hãy đề ra cho mình một mục tiêu và một phương pháp tự học suốt đời
phù hợp với điều kiện cụ thể của bản thân, của gia đình. Có tự học và học tập
suốt đời mới có thể phục vụ nhân dân, góp phần xây dựng xã hội, xây dựng quê
hương, đất nước ngày một tốt hơn; mới có được cuộc sống tốt đẹp hơn!
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ
Của trường PTDT Nội trú THCS&THPT Văn Bàn


Một số sản
phẩm xếp sách nghệ thuật của các bạn học sinh lớp 8, 9
Giới thiệu bài
viết của cô giáo Lương Thị Kim Lan – PHT nhà trường về tấm gương tự học và học
tập suốt đời của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh
Tấm
gương tự học và học tập suốt đời!
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người Cha già – vị
lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế
giới,một nhà chính trị quân sự lỗi lạc. Người mà như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
từng nói: “Người đã làm rạng rỡ non sông ta, đất nước ta, dân tộc ta”. Một nửa
thế kỷ Người đi xa dân tộc về với thế giới Người hiền, với các bậc tiền bối Các mác, Lê nin. Nhưng vẫn
còn đây hình bóng, tình yêu thương và đặc biệt là từ tưởng vì dân, vì độc lập
tự do, vì sự tiến kịp để sánh vai với các cường quốc năm châu của Người vẫn
hiện hữu trong trái tim muôn người dân đất Việt. Tư tưởng, đạo đức và phong
cách ngời sáng của Người mãi là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Một trong những
tư tưởng vô giá mà chúng ta không thể không kể đến là tư tưởng về tinh thần tự
học và học tập suốt đời của Người.
Trong triết lý giáo dục
của mình, Bác đã lấy học thường xuyên và
lấy tự học làm cốt. Bác từng nói; “Đường đời là một chiếc thang không có nấc chót, học
tập là một quyển vở không có trang cuối cùng”. Và chính Người là minh chứng
xuất sắc cho triết lý ấy. Người cho rằng: “Nếu
không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội
càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu khó
học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình.”
Để học tập đạt kết quả
tốt, Bác cũng chỉ rõ rằng: mỗi người cần phải xác định mục đích, động cơ học
tập đúng đắn. Người yêu cầu: mỗi cán bộ, đảng viên phải hiểu rõ: “Học để làm gì? Học để sửa chữa tư tưởng...
học để tu tưởng đạo dức cách mạng... Học để tin tưởng... Học để hành.”
Sinh thời, Bác đã trở thành một tấm gương
mẫu mực về tinh thần tự học. Với triết lý giáo dục: tự học và học tập suốt đời
được Người thực hiện mẫu mực, nhuần nhuyễn, mọi lúc, mọi nơi ngay cả khi bôn ba
nước ngoài hay cả khi vào trốn ngục tù bị đọa đày cực khổ.
Với
mong muốn: “làm sao cho dân ta ai cũng
có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, muốn tìm hiểu tường tận bản chất
cái “bình đẳng bác ái” của các nước chính quốc ngay trên đất nước của họ... Với
mong muốn cháy bỏng “tìm đường đi cho dân tộc theo đi”, với 2 bàn tay trắng,
Người đã ra đi tìm đường cứu nước. Suốt mấy chục năm xa gia đình, xa quê hương
đất nước sống xa xứ nơi đất khách quê người, trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và đầy rẫy
những nguy hiểm, song Người vẫn kiên trì
vừa lao động kiếm sống vừa tìm mọi cách và tận dụng mọi lúc, mọi nơi
để tự học, nhất là học tiếng nước ngoài.
Có lần nói chuyện với thanh niên, Bác cho biết: Để học được ngoại ngữ phải kiên
trì mỗi ngày học thuộc 10 từ, hàng ngày, mỗi khi thức dậy Bác viết 10 từ vào
một mảnh giấy rồi dán vào chỗ hay nhìn thấy nhất, đến khi chữ mờ hết thì cũng
đã thuộc, có khi viết lên cánh tay để khi vừa làm vừa nhẩm học. Cả khi đi
đường, Bác cũng nhẩm học bài. Ban đêm, khi chưa ngủ, Bác lấy ngón tay viết mò những
chữ khó xuống chăn cho kỳ nhớ mới thôi và thế là đã học thêm được vài từ mới.
Bác có một nguyên tắc là: học đến đâu
thực hành đến đó, học được chữ nào là tìm cách ghép câu để dùng ngay, cho
nên sau một thời gian ngắn, chỉ bằng tự học, Bác đã biết và sử dụng thông thạo
29 ngoại ngữ , viết được sách và báo bằng tiếng nước ngoài và để lại nhưgx tác
phẩm có giá trị sâu sắc như: Bản án chế độ thực dân Pháp (viết bằng tiếng
Pháp), nhiều bài báo viết bằng tiếng Pháp trên báo Người cùng khổ; Tập thơ Ngục trung nhật ký với 133 bài thơ
viết bằng chữ Hán... và nhiều bài báo bằng tiếng Anh, tiếng Nga...
Viết báo, làm thơ, sáng
tác văn chương, vẽ tranh biếm họa... Tất thảy các sáng tác của Bác đều có giá
trị nghệ thuật, giá trị hiện thực sâu sắc, có tác động sâu sắc đến tư tưởng,
nhận thức và hành động của người tiếp nhận. Nhưng Bác chưa bao giờ nhận mình là
nhà văn, nhà thơ cũng như chưa bao giờ Bác coi những bài viết của mình là nhằm
mục đích phục vụ cho nghệ thuật bởi trước sau, với Bác, “viết là để phục vụ
cách mạng, làm vũ khí chống lại kẻ thù, chống lại quân xâm lược”.Mặc dù vậy,
những bài viết, những sáng tác của Bác đã có đóng góp rất lớn cho nền văn học
nghệ thuật Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì tự học, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin
vào hoàn cảnh cụ thể và đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác. Khi tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản được tổ chức tại thủ đô
Matxcơva (Liên xô) tháng 8/1935, Bác đã khai trong lý lịch của mình là: “Họ và tên: Lin; Trình độ học vấn: Tự học;
Ngoại ngữ: Pháp, Anh, Nga, Đức, Ý, Trung Quốc”. Theo Bác, “ việc học không chỉ có ở nhà trường, có lên lớp mới học tập... mà
trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều phải học tập”. Với Bác: không kể người sang hay hèn, giàu hay
nghèo, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, dân tộc... ai cũng
phải học.
Nói
về thái độ học tập, Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý mỗi người phải học tập với thái độ nghiêm túc, hết sức khiêm tốn, thật
thà, biết đến đâu nói đến đó, không được tự cho mình là đã biết đủ rồi, đã biết
hết rồi. Bác nghiêm khắc phê phán tệ giấu dốt, lười biếng học tập, tự cao,
tự đại, cho mình là giỏi nhất thiên hạ. Bác yêu cầu: “Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, kiêu ngạo, tự
phụ, tự mãn là kẻ thù số 1 của học tập”. Trong khi học phải “nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ. Đọc
tài liệu phải đào sâu hiểu kỹ, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và
thảo luận cho vỡ lẽ..., tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách
xuôi chiều. Phải suy nghĩ chín chắn”.
Để
tự học đạt kết quả tốt, theo Bác phải có tinh thần vượt gian khổ để học tập. Và
chính cuộc đời hoạt động cách mạng của Người đã chứng minh điều đó.
Thời gian sống ở Pa ri
(Pháp), Bác chỉ thuê một phòng trọ nhỏ trong một khách sạn rẻ tiền, mỗi sáng
nấu cơm trong một cái nồi nhỏ đặt trên ngọn đèn dầu, cơm ăn với một con cá mắm
hoặc một ít thịt, ăn một nửa còn một nửa để dành đến chiều. Có khi là một miếng
bánh mỳ với một miếng pho mai là đủ ăn cả ngày. Mùa đông lạnh, buổi sáng trước
khi đi làm, Bác đề một viên gạch vào lò bếp của khách sạn, chiều về lấy
ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm nằm cho đỡ rét. Thường
thường, Bác chỉ làm việc nửa ngày vào buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều,
đi đến thư viện hoặc dự những buổi nói chuyện. Tối đến, Bác đi dự các cuộc mít
tinh và thường xuyên phát biểu ý kiến, khéo lái những vấn đề thảo luận sang vấn
đề thuộc địa. Bác làm quen với những nhà chính trị, nhà văn để nâng cao trình
độ chính trị, văn học của mình, đồng thời làm phong phú thêm vốn từ ngữ mới và
cũng là điều kiện để vận dụng những từ đã học, trau dồi thêm vốn hiểu biết của
mình về ngoại ngữ.
Trong
chuyến thăm Indonesia năm 1959, phát biểu với sinh viên trường đại học Băng
Đung, Bác nói: “Khi còn trẻ, tôi không
có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của
tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và
chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình,
căm ghét áp bức, ích kỷ...”. Như vậy có thể thấy, Bác tự học ở sách báo,
đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, các nước thuộc địa, ở phong trào
cách mạng thế giới.
Sau
này, trên cương vị cao nhất của Đảng và Nhà nước, dù bận trăm công, nghìn việc,
khi tuổi cao, sức yếu, Bác vẫn không ngừng tự học tập. Đại tướng Hoàng Văn Thái
kể rằng: năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông đều thấy trên chiếc bàn con bên
giường của Bác để đầy sách báo đang xem. Ông lo lắng đến sức khỏe của Bác nên
đề nghị: “Thưa Bác! Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư
thả cho lại sức”. Bác trả lời giọng như tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư? Dù già
yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là vấn đề nắm
vững tình hình chứ!”. Các bạn có biết không, những cuốn sách Bác đọc ở thời
gian cuối đời là các cuốn: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông; Vấn đề
cải tiến chữ quốc ngữ; Sự thật về vấn đề Việt Nam ...
Cuộc
đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để
hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách
mạng không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Người
là nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng với sự tôn
vinh của tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh,
một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại, Người đã để lại một tấm
gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời để chúng ta noi theo. Vì
vậy, mỗi chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thời đại cộng
nghiệp 4.0 hãy đề ra cho mình một mục tiêu và một phương pháp tự học suốt đời
phù hợp với điều kiện cụ thể của bản thân, của gia đình. Có tự học và học tập
suốt đời mới có thể phục vụ nhân dân, góp phần xây dựng xã hội, xây dựng quê
hương, đất nước ngày một tốt hơn; mới có được cuộc sống tốt đẹp hơn!
Lương Thị Kim Lan
|